Kế toán hóa đơn đỏ doanh nghiệp

Kế toán hóa đơn cần những gì? Xem ngay những lưu ý này

 Kế toán hóa đơn đỏ doanh nghiệp là thường xuyên tiếp xúc với các loại hóa đơn. Tuy nhiên, để hiểu rõ về công việc thường nhật này bạn cần có đầy đủ thông tin chính xác về hóa đơn. Vậy kế toán hóa đơn đỏ cần những gì? Cần lưu ý những thông tin gì? Hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây.

Kế toán hóa đơn đỏ doanh nghiệp

Khái niệm hóa đơn là gì?

Hóa đơn có thể hiểu là một chứng từ kế toán quan trọng thể hiện hầu hết các giao dịch của công ty bao gồm cả dịch vụ mua vào và bán ra theo luật kế toán số 88/2015.

Theo thông tư số 39/2014 TT-BCT: Hóa đơn là do bên bán lập ra, ghi nhận thông tin hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo đúng quy định của pháp luật. Các hình thức, nội dung, quản lý, trình tự và sử dụng hóa đơn theo đúng quy định của luật và thuế.

Các loại hóa đơn phổ biến hiện nay

Hóa đơn bao gồm nhiều loại khác nhau như: Hóa đơn đỏ, hóa đơn giá trị gia tăng, hóa đơn bán hàng, vé xe, vé máy bay, hóa đơn tiếp khách hợp lệ,…

Đối với từng doanh nghiệp sẽ có các hình thức hóa đơn khác nhau phụ thuộc vào đăng ký hạch toán VAT:

  • Nếu doanh nghiệp hạch toán thuế theo hình thức trực tiếp hóa đơn ban hành là hóa đơn bán hàng được đăng ký mua tại cơ quan thuế.
  • Nếu doanh nghiệp hạch toán thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì hóa đơn được ban hành là hóa đơn giá trị gia tăng.

Hóa đơn giá trị gia tăng bao gồm các trường hợp:

  • Hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng trong nội địa.
  • Hóa đơn hoạt động vận tải quốc tế.
  • Hóa đơn xuất thuế quan và các trường hợp coi như xuất khẩu.
  • Hóa đơn xuất khẩu hàng hóa, cung ứng dịch vụ ra nước ngoài.

Hóa đơn bán hàng: Dành cho các tổ chức tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp khi bán hàng, dịch vụ trong nội địa, và các trường hợp như xuất khẩu

Hóa đơn khác bao gồm: Tem, vé xe, vé máy bay, thẻ, phiếu thu tiền bảo hiểm, chứng từ thu cước phí vận tải quốc tế…

Làm kế toán hóa đơn cần những gì?

Vậy là một kế toán hóa đơn cần chú ý những gì? Hãy cùng theo dõi nội dung ngay bên dưới đây nhé.

Nghiệp vụ kế toán hóa đơn
Nghiệp vụ kế toán hóa đơn

Các chỉ tiêu lập hóa đơn

Một hóa đơn được cho là hợp lệ khi được ghi chép đầy đủ thông tin và đảm bảo tuân thủ theo nguyên tắc về hóa đơn của luật thuế ban hành. Một hóa đơn cơ bản cần các thông tin sau:

  • Thông tin người mua, người bán hàng bao gồm tên, địa chỉ, mã số thuế.
  • Thông tin hàng hóa dịch vụ được giao dịch.
  • Thông tin thuế suất, số tiền thuế đối với hóa đơn GTGT.
  • Ngày tháng năm lập hóa đơn, chữ ký, dấu xác nhận của bên mua và bên bán.
  • Nội dung phụ lập hóa đơn và một số trường hợp đặc biệt khác.

Thời điểm lập hóa đơn phù hợp

Thời điểm lập hóa đơn phụ thuộc vào thời gian giao hàng, giao quyền sở hữu, quyền sử dụng của bên bán cho bên mua theo đúng quy định của luật thuế như sau:

  • Đối với các hoạt động bán hàng: hóa đơn sẽ được thực hiện chính là thời điểm giao quyền sử dụng hàng hóa.
  • Đối với các hoạt động dịch vụ: hóa đơn được thiết lập khi hoàn thành dịch vụ hoặc thu tiền.
  • Đối với các hoạt động xây dựng là sau khi hoàn thành nghiệm thu bàn giao công trình, hoặc sau thu tiền theo tiến độ.
  • Đối với hoạt động điện nước sẽ được lập sau khi bàn giao hoặc chậm nhất là sau 1 tuần.

Nguyên tắc lập và xuất hóa đơn 

Nguyên tắc: Kế toán viên hóa đơn sẽ là người trực tiếp lập và xuất hóa đơn, cần nắm rõ các và các loại hình hóa đơn, theo đúng quy luật của pháp luật. Hiện có ba loại hóa đơn cần lưu ý như sau:

  • Hóa đơn tự in do doanh nghiệp tự thiết kế trong hoạt động kinh doanh dịch vụ.
  • Hóa đơn thuê in được in theo mẫu của pháp luật, cơ quan thuế ban hành.
  • Hóa đơn điện tử được áp dụng với các đơn vị kinh doanh thương mại điện tử, tuân theo đúng quy định của luật giao dịch điện tử.

Các quy định về xuất hóa đơn

Hóa đơn đỏ là gì phải được lập ngay sau khi 2 bên giao hàng hóa, theo đúng số liệu và số tiền thu về cho dù đã trả hết tiền hay chưa. Trường hợp khấu trừ thuế thì yêu cầu doanh nghiệp sử dụng hóa đơn thuế GTGT theo đúng quy định của luật thuế.

Xuất hóa đơn doanh nghiệp uy tín cần cung cấp các chứng từ liên quan như: hợp đồng mua bán, phiếu xuất phiếu nhập, biên bản thanh lý hợp đồng,…

Việc dịch vụ xuất hóa đơn đỏ được nhà nước kiểm soát nghiêm ngặt, yêu cầu các kế toán viên thực hiện chính xác,hợp lệ. Kế toán hóa đơn doanh nghiệp với nhiều vấn đề cần thực hiện như: Ghi chép và lưu trữ hóa đơn, xác nhận tính hợp lệ của hóa đơn,… Tránh các sai sót dẫn đến báo cáo sai lệch số liệu tài chính

Cuối kỳ kế toán, một kế toán viên cần tổng hợp đầy đủ toàn bộ hóa đơn đầu vào, đầu ra của doanh nghiệp, tiến hành kê khai thuế GTGT và phản ánh khấu trừ thuế trên sổ sách. Hóa đơn thường được lưu trữ cùng phiếu nhập kho, phiếu xuất  kho và một số chứng từ thanh toán để thuận tiện cho việc giải trình khi có thanh tra điều tra.

Trên đây là toàn bộ thông tin cần biết về kế toán hóa đơn đỏ. Chắc hẳn theo dõi đến đây bạn đã nắm được kế toán hóa đơn doanh nghiệp cần những gì? Hy vọng bài viết này sẽ giải đáp được mọi thắc mắc mà bạn đang quan tâm về hóa đơn. Đừng quên tiếp tục theo dõi những bài viết tiếp theo của để có thêm nhiều thông tin hấp dẫn bạn nhé